Nhổ răng là một thủ thuật nhanh chóng và ít xâm lấn. Hầu hết các bệnh nhân đều phục hồi nhanh các tình trạng và chữa lành các tổn thương gây ra sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể để lại các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng là do vi khuẩn tấn công vào đường viền nướu xung quanh ổ răng bị hở trong thời gian dài và biểu hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng ra bên ngoài. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhiễm trùng thường là không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hút thuốc sau khi nhổ hoặc dụng cụ nhổ răng không được vô khuẩn.

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Răng miệng cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày ngay cả sau khi nhổ. Đặc biệt ở răng số 8 cần được chú trọng vệ sinh kỹ hơn vì nó nằm trong cùng và khó tiếp cận. Đa số các ca bệnh thường có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Các vị trí răng còn lại vẫn có khả năng nhiễm trùng nhưng tỷ lệ thấp hơn. 

Các vết thương sau khi nhổ răng chưa lành nên việc vệ sinh răng miệng rất khó khăn, đặc biệt tại vị trí nhổ răng. Người bệnh cần vệ sinh kỹ lưỡng nhưng không xâm lấn quá nhiều vào vị trí ổ răng. Nước muối sinh lý và chỉ nha khoa là lựa chọn phù hợp để làm sạch răng và hạn chế mảng bám gây nhiễm trùng.

 

Không vệ sinh răng miệng sẽ khiến bạn gặp phải các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Không vệ sinh răng miệng sẽ khiến bạn gặp phải các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Hút thuốc sau khi vừa nhổ răng

Hút thuốc lá được xem là một trong những cách phá hoại sức khỏe theo thời gian, đặc biệt đối với người bệnh vừa trải qua thủ thuật nhổ răng. Bệnh nhân hút thuốc ngay sau khi nhổ răng có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Nhiễm trùng: Trong khói thuốc có nhiều độc tố (nicotin, tar, benzene,…) làm tăng nguy cơ và biểu hiện nhanh các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Chậm hoặc không hình thành máu đông: Khí CO trong khói thuốc gắn kết với hemoglobin trong hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển và nồng độ oxy trong máu. Từ đó, máu trở nên đặc hơn và tăng áp lực cho tim và lưu lượng máu đến vị trí răng bị nhổ.
  • Vỡ cục máu đông: Khi người bệnh dùng lực hút thuốc sẽ tác động ít nhiều đến vị trí răng bị nhổ. Từ đó, cục máu đông có thể bị vỡ và tiếp tục chảy máu.

Dụng cụ nhổ răng bị nhiễm khuẩn gây nên dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Mặc dù chỉ là một thủ thuật nha khoa bình thường nhưng các dụng cụ y khoa cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cẩn thận. Tương tự như các ca phẫu thuật hay tiểu phẫu, nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí răng sau khi nhổ vẫn rất cao. Các dụng cụ chưa được vô trùng có thể trực tiếp đưa vi khuẩn vào miệng vết thương. Từ đó, hình thành các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Khi có nhu cầu nhổ răng, khách hàng nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín, có trình độ chuyên môn cao để hạn chế. Nha khoa uy tín ở Cần Thơ có thể kể đến như Nha Khoa Miền Tây – một địa chỉ được cấp phép hoạt động và có trình độ chuyên môn cao.

***Tham khảo thêm: TOP các dáng răng sứ đẹp hiện nay

Xuất hiện màng trắng sau khi nhổ răng có sao không?

Xuất hiện màng trắng sau khi nhổ răng không phải là hiện tượng đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu kèm theo tình trạng đau kéo dài nhiều ngày liền thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Hầu hết, những nguyên nhân gây nên mảng trắng không quá nguy hiểm, quan trọng người bệnh phải quan tâm đến các triệu chứng đi kèm. Hiện có 6 nguyên nhân chính dẫn đến hình thành mảng trắng sau khi nhổ răng như sau:

  • Nhiễm trùng: Là một nguyên nhân nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể xem chi tiết hơn các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng ở phần bên dưới.
  • Mô hạt: Đây là một hiện tượng sinh học bình thường của cơ thể. Tại vị trí răng bị nhổ đi, cục máu đông sẽ xuất hiện để hỗ trợ việc cầm máu. Từ đó, mô hạt hình thành để che đi miệng vết thương. 
  • Bông băng còn sót lại: Gạc được bác sĩ đắp sau khi nhổ răng nhằm mục đích cầm máu, chúng có thể còn sót lại một ít bông khi lấy gạc ra. Nếu không có bất kỳ biểu hiện nào đi kèm thì bạn không cần quá lo ngại.
  • Ổ răng khô: Cứ 100 người sẽ có 3 – 4 người gặp biến chứng này. Khô ổ răng xảy ra khi vết thương không hình thành cục máu đông hoặc cục máu đông bị tuột mất trước khi nướu kịp lành tổn thương. 
  • Thức ăn thừa hoặc mảng bám: Mảng trắng sau khi nhổ răng có thể là sự tích tụ của vi khuẩn hoặc các mảng bám của thức ăn thừa. Nguyên nhân chủ yếu là do răng vừa nhổ và việc vệ sinh vùng nướu này trở nên khó khăn.

Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần biết

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng không phải là trường hợp hiếm gặp. Khi một chiếc răng được nhổ đi, tình trạng sưng đỏ có thể kéo dài đến 48 giờ sau đó. Chảy máu chút ít là hiện tượng bình thường và thường ngừng hẳn sau 8 giờ kể từ thời điểm nhổ. Việc nhiễm trùng xảy ra có thể được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Chảy mủ: Tại vị trí răng bị nhổ đi có thể chảy ra mủ có màu trắng hoặc vàng là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
  • Sưng: Tình trạng này ban đầu được xem là bình thường nhưng sưng kéo dài có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Đau: Răng sau khi nhổ thường đau và kéo dài trong vài ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn, tăng dần số lần và cơn đau thì đây có thể là một nhiễm trùng.
  • Sốt: Đôi khi bắt nguồn từ một nguyên nhân khác nhưng sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Ổ răng sau nhổ có mùi hôi: Vi khuẩn sinh sôi trong các ổ răng bị nhiễm trùng có thể gây mùi hôi khó chịu, bất kể người bệnh đã vệ sinh răng miệng rất kỹ.
  • Chảy máu liên tục: Khi hình thành máu đông tại vị trí răng bị nhổ đi, máu sẽ ngừng và không còn chảy nữa. Nếu máu vẫn không ngừng chảy có thể người bệnh đã bị nhiễm trùng.
  • Khó chịu trở lại: Khi các biểu hiện bất ngờ quay trở lại mặc dù đã thuyên giảm trước đó, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Nếu không nắm vững dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, ổ bị nhiễm trùng có thể bị nhầm lẫn với ổ bị khô. Đây là kết quả của việc ổ răng bị trống và có xương lộ ra. Hiện tượng này không gây sưng tấy, mẩn đỏ hay nhiễm trùng nhưng vẫn cần thời gian dài để thuyên giảm tình trạng.

***Giải đáp gắn implant có đau không?

Nhổ răng bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là một tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Ngoài các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng thì tình trạng này có thể biến chứng sang các cơ quan khác. Một trong những biến chứng đáng quan ngại là nhiễm trùng huyết. Đây là một bệnh nhiễm trùng do có sự xâm nhập vào máu của vi rút, vi khuẩn hoặc nấm. 

Bệnh nhiễm trùng huyết có thể làm suy giảm dòng chảy của máu đi nuôi các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Từ đó, khiến chức năng sống không được đảm bảo. Trong một số trường hợp được ghi nhận, nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến hệ hô hấp và nồng độ oxy đi nuôi các tế bào. 

Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, người bệnh nên tìm đến cơ sở làm răng trước đó hoặc nha khoa uy tín Cần Thơ hoặc khu vực gần nơi bạn sinh sống. Việc điều trị kịp thời nhiễm trùng sẽ diễn ra dễ dàng và ít tốn công sức hơn. Từ đó, người bệnh có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.

Giải pháp xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng, răng khôn 

Khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng, việc người bệnh cần làm là nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số tình trạng nhẹ đến vừa có thể được xử lý bằng việc điều trị triệu chứng, vệ sinh và dùng thuốc.

Chườm lạnh bằng túi đá để giảm đau

Khi kiểm soát nhiễm trùng và cơn đau, phương pháp điều trị bằng túi lạnh có thể làm dịu đi các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng. Vì thế, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nếu cần thiết phải dùng thêm các biện pháp tăng cường. 

 

Chườm lạnh vùng răng bị sưng hoặc tấy
Chườm lạnh vùng răng bị sưng hoặc tấy

 

Chuẩn bị:

  • Một túi vải có kích cỡ vừa phải.
  • 3 – 4 Viên đá lạnh.

Thực hiện:

  • Cho toàn bộ số đá vào túi vải (có thể buộc miệng để tránh đá rơi ra ngoài trong quá trình chườm).
  • Chườm phần túi lạnh vào vùng da bị sưng hoặc tấy trong khoảng 15 phút. Tránh chườm liên tục và dừng lại khi cảm thấy quá lạnh. Việc cố chườm quá lâu có thể dẫn đến phỏng lạnh không mong muốn.    

Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn

Người bệnh có các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng nên hạn chế cho răng miệng tiếp xúc với các hóa chất. Vì thế, các loại nước súc miệng thông thường không được khuyến khích. Sau 24 giờ kể từ thời điểm nhổ răng, người bệnh chỉ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn miệng được khuyên dùng. 

Vệ sinh khi ổ răng vẫn chưa hoàn toàn lành lại sẽ trở nên rất khó khăn nhưng đây là việc làm cần thiết. Hãy vệ sinh răng thật nhẹ nhàng để hạn chế các tác động đến vị trí vết thương và người bệnh nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng cũng như mảng bám thức ăn thừa.   

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường không được kê nếu dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng không quá quan ngại. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc phải được sự cho phép và theo dõi của bác sĩ, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng như:

  • Kháng sinh phổ rộng nhóm Beta Lactam (tiêu biểu là Amoxicillin).
  • Spiramycin đối với các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
  • Metronidazol. 
  • Kháng sinh nhóm Tetracyclin (tiêu biểu là Doxycyclin) có tác dụng với vi khuẩn gram (-) và gram (+).
Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Những thức ăn lỏng, mềm và dễ dàng nuốt như: cháo, súp, sữa,… sẽ phù hợp đối với người bệnh sau khi nhổ răng. Các loại đồ ăn cứng, đòi hỏi phải nhai nhiều sẽ khiến răng miệng phải hoạt động để nghiền nát và hỗ trợ trợ nuốt. Vì thế, miệng vết thương sẽ bị tác động nhiều hơn dẫn đến tổn thương lâu lành, đôi khi làm trầm trọng hơn tình trạng hiện tại.

Các thực phẩm cay nóng cần được hạn chế trong tuần đầu tiên sau khi nhổ răng. Thức ăn quá chua hay quá mặn cũng khiến các biểu hiện như: đau, sưng tấy,… trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng chế độ luyện tập thể dục, thể thao phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn và ngăn ngừa các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng xảy ra.

Nha Khoa Miền Tây – Địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn

Một trong những địa chỉ nha khoa tốt nhất ở Cần Thơ có thể kể đến là Nha Khoa Miền Tây. Tọa lạc tại số 142 đường 30 tháng 4, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Cơ sở có đội ngũ các bác sĩ hơn 18 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Từ đó, mang lại cảm giác dễ chịu và tình trạng bệnh sẽ sớm được chữa lành.

Đối với người bệnh cần tìm cơ sở nha khoa tại Cần Thơ để thực hiện thủ thuật nhổ răng, Nha Khoa Miền Tây sẽ là cái tên không thể bỏ qua. Với trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ được đào tạo chuyên nghiệp của các nha sĩ tại đây, người bệnh sẽ được hạn chế thấp nhất tình trạng nhiễm trùng và nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường.

Ngoài ra, Nha Khoa Miền Tây còn cung cấp các dịch vụ điều trị chăm sóc răng miệng khác nhằm tối đa hóa khả năng phục vụ khách hàng. Các dịch vụ hiện đang có tại Nha Khoa Miền Tây:

  • Implant nha khoa.
  • Chỉnh nha – niềng răng Invisalign
  • Bọc răng sứ – Veneer
  • Thẩm mỹ nụ cười
  • Nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome
  • Nha khoa tổng hợp.
  • Một số dịch vụ khác.

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng là lời cảnh báo người bệnh đang không có những phương pháp chăm sóc răng miệng tốt. Lựa chọn một cơ sở uy tín và có những bước phục hồi tốt sẽ giúp vết thương nhanh chóng lành lại và không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể liên hệ với Nha Khoa Miền Tây thông qua hotline 0326 160 099 để được tư vấn và hỗ trợ. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: 142 đường 30/4, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • Giờ làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật, từ 08h00 – 21h00 (kể cả ngày lễ).
  • Điện thoại: 0292.246.0357 – 0292.246.0356
  • Hotline: 0326.160.099
  • Zalo: 0326.160.099 – 0986.805.480
  • Website: https://nhakhoamientay.com
  • Email: nhakhoamientay@gmail.com
  • Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSeLsRwC8/

Xem thêm bài viết khác:

=>> Trồng răng implant cần thơ

=>> Bắt vít niềng răng

Bạn đọc quan tâm