mắc cài sứ dây cung

Niềng răng mắc cài sứ dây cung

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha quen thuộc giúp che đi khuyết điểm trên răng. Trong đó, mắc cài sứ dây cung được xem như một khí cụ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Vậy có mấy loại mắc cài sứ dây cung được sử dụng phổ biến hiện nay? Vai trò của chúng là gì? Nha Khoa Miền Tây sẽ thông tin đến bạn một cách chi tiết nhất trong bài viết sau.

Mắc cài sứ dây cung là gì?

Mắc cài sứ dây cung là dụng cụ quan trọng trong phương pháp niềng răng chỉnh nha. Theo đó, dây cung được đặt trong rãnh của mắc cài nhằm tạo ra lực kéo giúp điều chỉnh răng di chuyển đến những vị trí như mong muốn. 

Cấu tạo của mắc cài sứ dây cung

Cấu tạo của mắc cài sứ dây cung

Dụng cụ niềng răng mắc cài sứ dây cung được cấu tạo bởi 2 bộ phận: mắc cài và dây cung. Mắc cài được cấu thành từ hợp kim và một số vật liệu vô cơ khác đảm bảo độ chắc chắn và hợp màu với răng. Phần dây cung có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với các mắc cài trên thân răng.

Các loại dây cung được sử dụng cho mắc cài khi niềng răng

Dựa vào thành phần chế tạo, mắc cài sứ dây cung hay cụ thể là dây cung được phân chia thành 5 loại phổ biến như sau:

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

Vàng, bạc, bạch kim là những kim loại quý được nhà khoa học Edward Angle sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887. Loại dây cung sử dụng hợp kim kim loại quý sở hữu khả năng chống ăn mòn tốt, độ dẻo và độ đàn hồi cao. Tuy nhiên chi phí của nó lại khá lớn. Thành phần chính của dây cung này gồm có Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Đồng(11 – 18%), Palladi (5 – 10%) và Niken (1 – 2%).

Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)

Dây cung niềng răng làm từ thép không gỉ xuất hiện trên thị trường vào năm 1929. Đây là vật liệu đầu tiên được sử dụng để thay thế cho các loại dây cung hợp kim kim loại quý trong chỉnh nha. 

Theo đó, loại hợp kim thép có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với chất liệu kim loại quý. Hơn nữa chúng còn có cùng độ cứng, có khả năng chống ăn mòn và độ dẻo cao. Vì vậy chất liệu này thường xuyên được sử dụng để chế tạo nên các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Hầu hết các hợp kim thép không gỉ Stainless Steel gồm các thành phần như Chromium (17 – 25%), Carbon (1 – 2%) và Niken (8 – 25%).

Dây cung niềng răng Cobalt Chromium

Vào những năm 1950, dây cung niềng răng Cobalt Chromium bắt đầu được đưa vào sử dụng. Đặc tính của nó là có lực kéo mạnh, tuy nhiên độ cứng tương đối yếu. Do đó loại dây cung này không thể điều trị cho các trường hợp chỉnh nha phức tạp. Thành phần của nó bao gồm coban (40%), sắt (16%) và crom (20%). Hiện nay, dây cung Cobalt Chromium cũng ít được sử dụng trong điều trị chỉnh nha. 

Những loại dây cung phổ biến sử dụng trong điều trị chỉnh nha

Những loại dây cung phổ biến sử dụng trong điều trị chỉnh nha

Dây cung Niken – titan (Niti)

Niti là loại dây cung được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng hiện nay. Nó được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler. Thành phần cấu tạo của loại dây cung này gồm có 55% Niken, 45% Titanium. Đặc biệt nó có độ cứng thấp, mức độ dẻo cùng độ đàn hồi cao. Chính vì vậy đây là loại dây cung được sử dụng phổ biến trong điều trị chỉnh nha ngày nay.

Dây cung Titan – Beta (TMA) 

Loại dây cung này có thể tăng – giảm chiều dài trong quá trình niềng răng, mang lại hiệu quả khá tốt cho việc điều trị chỉnh nha. Thành phần của nó gồm có Titanium (79%), Zirconium (6%), Molypden (11%) và Tin (4%). Loại dây cung này còn được biết đến với các tên thương mại như hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum.

Vai trò của dây cung trong niềng răng

Dây cung giữ vai trò điều chỉnh các răng xô lệch về vị trí chuẩn trên cung hàm. Hiện nay còn có phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc. Lúc này, dây cung có thể tự động trượt giữa các rãnh của mắc cài. Với mỗi giai đoạn của quá trình niềng răng, dây cung sẽ có tác dụng khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn san đều răng

Dây cung được sử dụng trong giai đoạn này đòi hỏi độ cứng thấp và độ đàn hồi cao. Theo đó, loại dây cung tốt nhất nên sử dụng cho quá trình san đều răng đó chính là dây cung Niti. Để đạt được kết quả căn chỉnh răng đều với cung hàm thì kích thước dây cung niềng răng phù hợp lúc này là 0.014 và 0.016.

Dây cung có tác dụng san đều răng

Dây cung có tác dụng san đều răng

Giai đoạn đóng khoảng trống

Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong điều trị chỉnh nha. Khi sử dụng mắc cài sứ dây cung trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt. 

Theo đó, loại dây cung Stainless Steel (dây thép không gỉ) sẽ được sử dụng để mở không gian phía sau, điều chỉnh răng phía trước và sự chênh lệch giữa hai hàm. Kích thước dây cung được áp dụng lúc này là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025. Thời gian điều trị dao động từ 4 đến 8 tháng tùy thuộc vào sự dịch chuyển của răng.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình niềng răng, dây cung sẽ giữ một vai trò riêng

Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình niềng răng, dây cung sẽ giữ một vai trò riêng

Giai đoạn điều chỉnh khớp cắn và duy trì

Có thể nói đây là giai đoạn quyết định trong quy trình niềng răng. Nếu giai đoạn san đều răng và đóng khoảng trống có diễn tiến tốt thì giai đoạn này sẽ được rút ngắn thời gian chỉnh khớp cắn khoảng 2 – 8 tuần. Dây cung niềng răng Niti với kích cỡ 0.019 x 0.025 sẽ được các nha sĩ sử dụng cho giai đoạn điều chỉnh khớp cắn ổn định và duy trì vị trí chuẩn của răng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các loại mắc cài sứ dây cung trong niềng răng. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người sẽ có loại mắc cài sứ dây cung phù hợp. Nếu bạn đang muốn cải thiện những khuyết điểm trên răng bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha thì hãy đến ngay Nha Khoa Miền Tây để được các bác sĩ tư vấn liệu trình chuẩn nhất. 

Thông tin liên hệ NHA KHOA MIỀN TÂY:

    • TỔNG ĐÀI: 0919 705 701
    • HOTLINE: (Viber, Zalo) 0292 246 0356 – 0292 2460 357

  • ĐẶT LỊCH HẸN

LƯU Ý: Nha Khoa Miền Tây chỉ có duy nhất 1 địa chỉ: 142, đường 30/4,phường an phú, quận Ninh Kiều, TP Cần ThơKHÔNG có chi nhánh, đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Bạn đọc quan tâm